Thước Lỗ Ban
Ứng dụng cho các công trình kiến trúc, nội thất thi công XD và cải tạo sửa chữa nhà.
Bất kỳ công trình nào cũng nên lấy chuẩn theo số đẹp (số đỏ) từ thước của Lỗ Ban. Và áp dụng vào ngay khi bắt tay vào thiết kiến trúc, nội thất, thi công xây dựng mới hoặc thi công cải tạo nhà.
Các khu vực chính quan trọng cần phải chuẩn kích thước như.
Cửa cổng, cửa chính, cửa phòng trừ cửa wc (cửa phòng vệ sinh, thuộc yếu tố không tốt nên theo quan niệm sẽ không áp dụng thước Lỗ Ban) cửa sổ, kích thước bếp, tủ thờ, bàn thờ.
Có bao 3 loại Thước Lỗ Ban nên dùng
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại Thước Lỗ Ban khác nhau, các khoảng cách hoặc số đo tốt cũng khác nhau, tên gọi các khoảng tốt xấu cũng khác nhau, thậm chí khoảng tốt theo thước này lại là khoảng xấu theo thước kia. Trên tất cả, mọi thứ đều chưa được chứng minh theo hướng khoa học. Tuy nhiên theo quan niệm “có kiêng có lành”, công ty chúng tôi đề xuất chọn loại thước theo đa số, nghĩa là được sử dụng nhiều nhất, thông dụng nhất.
Thước Lỗ Ban 52,2cm Dùng để đo khối rỗng, các khoảng thông thủy hay còn gọi là “lọt sáng”, “lọt lòng”, “lọt gió” trong nhà như: ô cửa sổ, ô thoáng, cửa chính, cửa sổ, giếng trời, của cửa chính (khu vực sảnh). VD cửa đi phòng thường có kích thước phủ bì là 910×2200, sau khi trừ khung ngoại sẽ còn khoảng thông thủy là 810×2150.
Thước Lỗ Ban 42.9cm Dùng để đo khối đặc, các chi tiết xây dựng cũng như đồ nội thất trong nhà như: kích thước phủ bì của khối xây dựng như bếp, bệ, bậc… Ví dụ bếp rộng 600, bậc thang rộng 250 ngang 900 hoặc 1050…
Thước Lỗ Ban 38.8cm Dùng để đo phần âm trạch như:Kích thước phủ bì của vật dụng nội thất như bàn thờ, tủ thờ…